Mẹo vặt phòng và điều trị bệnh trĩ hiệu quả an toàn

Bệnh trĩ có thể bạn chưa biết

Trĩ là bệnh do sự dãn quá mức các tĩnh mạch đưa đến tĩnh mạch trĩ bị sưng, phù ở vùng hậu môn – trực tràng. Có sự dãn quá mức là do thành tĩnh mạch bị suy yếu không còn bền chắc. Nếu trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là trĩ ngoại, có thể thấy bằng mắt thường. Còn trĩ nội là búi trĩ định vị trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy khi thăm khám hậu môn…

meo-vat-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua-an-toan
Là bệnh do sự dãn quá mức các tĩnh mạch đưa đến tĩnh mạch trĩ bị sưng, phù ở vùng hậu môn – trực tràng. Có sự dãn quá mức là do thành tĩnh mạch bị suy yếu không còn bền chắc. Nếu trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là trĩ ngoại, có thể thấy bằng mắt thường. Còn trĩ nội là búi trĩ định vị trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy khi thăm khám hậu môn, tuy nhiên trĩ nội khi nặng gọi là sa búi trĩ có thể thò ra ngoài. Trĩ có thể làm cho ngứa, đau và có khi chảy máu. Nhưng có khi trĩ không gây triệu chứng hoặc chỉ gây cảm giác nặng nề ở hậu môn – trực tràng. Khi có chảy máu là có khi đã có biến chứng, ở tình trạng nặng.

meo-vat-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua-an-toan1

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Khi thành tĩnh mạch bị suy yếu nếu thêm những yếu tố thuận lợi được kể ra sau đây sẽ làm phát triển bệnh trĩ:

1. Viêm đại tràng mạn tính, táo bón kinh niên gây rặn mạnh khi đại tiện.

2. Tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng, do ho (vì bệnh viêm phế quản mạn, dãn phế quản).

3. Sinh hoạt tĩnh tại với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày (như người làm nghề thợ may, thư ký đánh máy).

4. Phụ nữ mang thai với tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch.

Những người thường xuyên có các tình trạng kể trên lại thêm bị suy yếu tĩnh mạch rất dễ bị bệnh trĩ.

meo-vat-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua-an-toan2

Ta nên lưu ý có một biến chứng thường thấy ở bệnh trĩ là chảy máu ngoài, sưng, ngứa, đau hậu môn. Nhưng chảy máu khi đi cầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí có bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng. Vì vậy, rất cần đi khám bệnh, *** để xác định bệnh một cách chắc chắn và để cho bác sĩ cho hướng điều trị đúng đắn

Điều trị bệnh trĩ

Người ta thường chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

Để điều trị khỏi bệnh trĩ, cần phải

1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ

– Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

– Điều chỉnh thói quen ăn uống:

+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

+ Uống nước đầy đủ.

+ Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

meo-vat-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua-an-toan3

2. Điều trị nội khoa

– Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

– Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

– Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

meo-vat-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua-an-toan4

3. Điều trị bằng thủ thuật, thủ thuật

a-Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2

b-Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2

c-Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2

d- Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…

meo-vat-phong-va-dieu-tri-benh-tri-hieu-qua-an-toan5

* Trĩ nội

– Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.

– Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

– Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.

– Độ 4: cắt (phẫu thuật) trĩ.

– Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.

* Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.
(Sưu tầm)

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét