Bài thuốc dân gian hay chữa ho, cảm cúm cho người già hiệu quả

Mùa này những người cao tuổi cần tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, và nên dùng các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh do mưa nhiều để duy trì cân bằng thân nhiệt. Một điều cần thiết nữa là giữ giấc ngủ yên trong đêm, bởi việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dễ dẫn đến bệnh. Cần chú ý đến bệnh ở đường hô hấp, tăng huyết áp...

Bài thuốc dân gian hay chữa ho, cảm cúm cho người già hiệu quả

Mùa thu là mùa mà các bệnh phổi, phế quản dễ phát triển bởi các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc. Phế quản (nhất là ở người có bệnh hen) rất nhạy cảm với những tác nhân gây bệnh nói trên. Và đề phòng tăng huyết áp mùa này, người có tuổi cần dùng nhiều rau quả tươi, giảm lượng muối, chất béo, không dùng bia rượu.

Những bài thuốc đơn giản trị ho, chữa cảm

Gừng

Chứa tinh dầu diệt nấm, diệt khuẩn, hiệu quả với các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng. Chúng ta có thể sử dụng để chữa cảm lạnh dưới dạng trà gừng nóng, cháo gừng, mứt gừng, gừng muối có tác dụng ôn dương (làm ấm), tán hàn (chống lạnh), tiêu đàm. Có thể dùng gừng nấu canh ăn giải cảm như sau: hành 15g, gừng tươi 6g, lá tía tô 6g, hoặc gừng tươi 10g xắt lát, cải bẹ xanh 500g xắt đoạn đem nấu canh với thịt bằm. Cũng có thể lấy giấm 500 ml, gừng tươi và tỏi mỗi thứ 100g rửa sạch, xắt lát ngâm trong giấm, đậy kín trong 30 ngày, để dành. Khi bị cảm cúm dùng thức ăn kèm với 2 muỗng cà phê 10 ml giấm ngâm gừng tỏi.

Tỏi

Chất kháng sinh allicin trong tỏi có tính kháng khuẩn, trị các bệnh nhiễm trùng, lại có tính tiêu đàm nên được dùng để trị các bệnh đường hô hấp thường gặp khi bị cảm như viêm họng, viêm phế quản. Có thể dùng món canh có cho vào tỏi và gừng ăn nóng giúp toát mồ hôi, giải cảm.

Hành

Làm lợi ngũ tạng, giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đường hô hấp, tham gia quá trình tạo thành tesrosteron và giúp ăn ngon. Hành chứa các men tiêu hóa chất đường và lượng vitamin C lớn (đáp ứng được 20% nhu cầu mỗi ngày) cùng một lượng can-xi đáng kể. Vì thế, hành thường được dùng phối hợp để giải cảm.

Lá xông

Nguyên liệu thường dùng là lá hương nhu tía, chanh, bưởi, sả, kinh giới, tía tô, gừng, lá lốt... Các loại lá trên thường chứa tinh dầu có các hoạt chất giúp sát trùng đường hô hấp khi bốc hơi qua đun nóng chữa cảm rất hay, nhất là cho người lớn.

Những bài thuốc hay chữa bệnh cảm cúm

Cúm là bệnh do virus gây ra, lây lan theo đường hô hấp. Dưới đây là một số bài thuốc, cây lá chữa bệnh cảm cúm thông thường.

1. Bạc hà

Chữa cảm cúm: Bạc hà khô 20g, tỏi 10g, hương nhu khô 20g, hạt mùi khô 5g. Cho 3 bát nước, đun sôi kỹ còn 1 bát là được. Lấy một nửa bát nước thuốc cho bệnh nhân uống. Phần còn lại bịt kín nồi thuốc chỉ để 1 lỗ thủng nhỏ cho hơi thuốc bay ra, bệnh nhân ngồi ngửi hơi thuốc đó, khi hết hơi nóng thì thôi, ngày làm 1 lần, làm 2 ngày liền.

Nếu cảm cúm có sốt nóng, rét, đau đầu, sổ mũi, đau nhức chân tay, cần dùng bài thuốc sau: Bạc hà khô 5g, cúc hoa vàng khô 10g, kinh giới khô 5g, kim ngân khô 15g. Sắc thuốc xong chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn, cần uống 3 ngày liền.

Chú ý, không nên dùng bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người mắc bệnh cao huyết áp.

2. Cúc tần

Cúc tần có vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng chữa cảm lạnh, chữa cảm sốt nóng không có mồ hôi...

Chữa cảm cúm nhức đầu không có mồ hôi: Lá cúc tần 20g, lá sả 10g, lá chanh 8g, sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống lúc còn nóng, bã thuốc còn lại cho thêm 2 bát nước đun sôi để cho bệnh nhân xông, sau đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

3. Kinh giới

Kinh giới có vị cay, tính hơi nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió.

Chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g, gừng sống 10g. Hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.

4. Tía tô

Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, tiêu đờm, chữa cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực.

Chữa bệnh cảm cúm không có mồ hôi: Lá tía tô (tươi) 15g, hành tươi (củ, rễ, dọc) 3 củ. Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng để bệnh nhân ăn, ăn xong thì đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

5. Tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm... Dùng tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống, ngoài dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.

6. Hành

Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng...

Thuốc chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu: Hành 15g, (cả củ, rễ, lá) rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ.

Cả hai cho vào cháo loãng nóng quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Thuốc chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp (khô) 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

7. Cỏ mần trầu


cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu, có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng, sốt nóng cảm cúm.

Chữa cảm cúm: Cỏ mần trầu 10g, cam thảo nam 8g, kim ngân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

8. Cam thảo đất

Cam thảo đất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, dùng để thanh nhiệt, chữa cảm cúm, ho, viêm họng.

Chữa cảm cúm sợ gió, có mồ hôi, nặng đầu, ho: Bạc hà 8g, kinh giới 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g.

Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm hai lần trong ngày, uống khi thuốc đã nguội.

(Sưu tầm)

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét